Thường từ 45 tuổi trở lên, cơ thể bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu của quá trình lão hóa. Một trong những biểu hiện rõ nhất của lão hóa là bệnh xương khớp. Căn bệnh gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người lớn tuổi.
Bệnh xương khớp gây khó khăn cho người bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp. Sau đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:
Vấn đề tuổi tác
Hầu hết những người từ 45 tuổi trở lên đều mắc các căn bệnh liên quan đến xương khớp. Theo thời gian, cơ thể chúng ta bắt đầu bị lão hóa. Đối với xương khớp cũng vậy. Dấu hiệu lão hóa của xương khớp là những cơn đau, nhức, mỏi, bệnh về xương khớp. Bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp đến là: sụn, xương, dây chằng và các mô liên kết ở khớp.
Sụn- cấu trúc quan trọng của khớp- khi các khớp bị lão hóa, quá trình bào mòn sụn diễn ra nhanh và nhiều hơn. Sụn sẽ bị mỏng dần, chất nhờn ở đầu khớp cũng bị giảm nhiều. Từ đó, khi vận động, 2 đầu khớp cọ xát vào nhau, thiếu chất nhờn và gây ra đau khớp. Đồng thời, áp lực từ các cơ cũng sẽ chèn ép khớp, từ đó gây ra đau nhức.
Lão hóa cũng khiến quá trình phá hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương. Từ đó gây nên thay đổi mật độ cấu trúc xương. Khiến xương xốp hơn, dễ gãy và mắc các vấn đề về xương.
Quá trình lão hóa còn ảnh hưởng đến dây chằng và các mô liên kết ở các khớp. Khi tuổi càng cao, chúng càng trở nên kém đàn hồi. Từ đó các khớp kém linh hoạt. Nếu không thường xuyên tập thể thao thì sẽ dẫn đến cứng khớp và đau nhức xương khớp.
Nhiều nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp
Thiếu vận động
Đối với một cơ thể không thường xuyên vận động, hệ thống cơ xương khớp sẽ thay đổi, nguy cơ cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ tăng cao. Nghiêm trọng hơn, cơ thể không thường xuyên vận động dễ dàng gặp phải các bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì,… là tiền đề của thoái hóa khớp, đau khớp.
Khi cơ thể ít vận động, quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất bị giảm thiểu tối đa. Máu để nuôi dưỡng các sụn khớp không được đưa đến đáp ứng đủ và kịp thời, theo thời gian sẽ khiến bề mặt sụn khô sần, bong tróc, thay đổi cấu trúc khớp, gây tổn thương nghiêm trọng đến sụn.
Thời tiết
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào khúc giao mùa, là thời điểm người bệnh xương khớp bị đau nhức và khó chịu nhất. Nguyên nhân là do khi độ ẩm không khí tăng cao, hệ thống xương khớp chúng ta cũng thay đổi. Cụ thể là gân bị co lại, dịch khớp dễ bị đông và bề mặt sụn bị sần sùi, không còn trơn láng. Từ đó, các khớp trở nên khô cứng, dịch khớp không đủ để bôi trơn và giảm ma sát của các khớp, gây đau nhức, khó vận động.
Ngoài ra, thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, làm cản trở quá trình di chuyển máu đến các khớp xương. Từ đó, các khớp và sụn thiếu chất dinh dưỡng, bị yếu đi và dễ dàng bong tróc, khô sần gây ra sự cọ xát khi vận động gây đau khớp.
Cân nặng
Cân nặng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị các bệnh về xương khớp. Theo TS. Lê Thúy Tươi, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, khi trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, đặc biệt là lão hóa sụn khớp.
Khi chúng ta vận động, đi bộ, chạy nhảy,…lực tác động lên khớp gối lớn hơn 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể. Hệ thống xương- cơ- dây chằng của cơ thể được thiết kế để chịu lực với cân nặng bình thường ( với chỉ số BMI từ 18,5 đến 25,0). Vì vậy, khi cơ thể đạt cân nặng quá mức cho phép, các khớp sẽ làm việc “lao lực” hơn. Từ đó các khớp dễ bị hao mòn và phá hủy.
Thừa cân cũng gây nên các bệnh về xương khớp
Ngồi làm việc sai tư thế
Ở thập kỷ tiên tiến, bệnh xương khớp không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn dần trẻ hóa. Cụ thể, ở độ tuổi U30, U40 dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh xương khớp. Hay nhức mỏi, đau người. Hầu hết những người trẻ có dấu hiệu bệnh xương khớp thường là nhân viên văn phòng.
Nhân viên văn phòng thường dành trung bình 8-10 tiếng ngồi làm việc máy tính. Thời gian ngồi lâu, ít vận động, kết hợp ngồi sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp. Tư thế ngồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống. Nếu ngồi sai tư thế, khom lưng, chúi người về phía trước,… sẽ tạo áp lực đè lên cột sống. Các cơ, khớp sẽ bị căng cứng do ít vận động. Từ đó gây đau nhức lưng, cổ, vai, gáy. Nghiêm trọng hơn, nếu các biểu hiện này để lâu dài sẽ gây nên hiện tượng thoái hóa cột sống, biến dạng cột sống.
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân trên là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về khớp. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người đau khớp, bạn sẽ có khả năng đau nhức khớp từ sớm.
- Nhiễm khuẩn: Khi ta bị nhiễm trùng da, tiết niệu, các loại vi khuẩn hại khớp lợi dụng thời cơ xâm nhập vào bên trong cơ thể, theo đường máu, đến các khớp. Hoặc khi hệ miễn dịch bị kích ứng khi vi khuẩn xâm hại gây ra sưng ở các mô, đau khớp,…
- Thiếu vitamin D: đây là loại vitamin có trong xương khớp. Khi xương khớp thiếu vitamin D, cơ thể sẽ thường xuyên đau nhức mệt mỏi.
- Hút thuốc: là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp. Khi hút thuốc, hệ tuần hoàn máu và chất dinh dưỡng bị cản trở. Từ đó dẫn đến máu và chất dinh dưỡng hạn chế chảy đến nuôi dưỡng các khớp.
- Lao động, thể dục sai cách, quá sức: khiến lực liên tục tác động vào các khớp nhất định. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa và đau khớp.
- Mang giày cao gót: đi giày cao gót nhiều sẽ làm giãn dây thần kinh, đau lưng, thắt lưng và đầu gối. Nguyên nhân do giày cao gót phân bổ không đều trọng lượng cơ thể, tạo áp lực lớn lên các khớp.
Để điều trị các bệnh về xương khớp, chúng ta nên tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Từ đó thay đổi cách sinh hoạt, chế độ ăn uống,… để cải thiện tình trạng bệnh trước khi nặng. Ngoài ra, việc bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng là một việc cần thiết. Vậy nên ngoài lối sống lành mạnh, hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng để có sức khỏe khỏe mạnh!